Cùng với sự phát triển của đời sống hiện nay thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai, bảo vệ các em bé sơ sinh tăng cao, đây chính là điều kiện để ngành Hộ sinh phát triển. Để hiểu rõ hơn Hộ sinh là ngành gì? Bạn đọc hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
Hộ sinh là ngành gì?
Hộ sinh được biết đến là ngành nghề có liên quan đến chuyên môn về sinh sản và thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe mẹ bầu, trẻ sơ sinh. Những người hoạt động trong lĩnh vực này cần được đào tạo các kiến thức chuyên môn về sinh sản, kỹ năng thực hành tốt.
Hiện nay nhu cầu chăm sóc sinh sản của mọi người ngày càng lớn, đặc biệt là trong bối cảnh dân số ngày càng gia tăng và đời sống người dân được cải thiện, bởi vậy những nữ Hộ sinh ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của bản thân trong việc chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và trẻ sơ sinh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẳng định, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho sản phụ do Điều dưỡng Hộ sinh cung cấp là một trong những dịch vụ trụ cột của hệ thống Y tế ở bất kỳ quốc gia nào. Vai trò của những người Hộ sinh không chỉ quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé mà còn tạo ra tác động lớn đến chất lượng hệ thống Y tế toàn cầu.

Ngành Hộ sinh thi khối nào?
Từ trước để trúng tuyển vào những lĩnh vực khác của ngành Y Dược hay ngành Hộ sinh, thí sinh sẽ có năng lực học tập tốt môn Toán – Hóa – Sinh học vì các ngành học đó đều thực hiện xét tuyển khối B. Tuy nhiên từ năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sự thay đổi trong phương án tuyển sinh, mở rộng khối thi thành nhiều tổ hợp môn khác nhau, tạo cơ hội trúng tuyển cho các thí sinh được lựa chọn tổ hợp môn là thế mạnh của bản thân.
Trên thực tế hiện nay có một số trường Đại học, Cao đẳng tuyển sinh ngành Hộ sinh theo phương thức xét tuyển các khối thi:
- Khối B00 bao gồm môn: Toán, Hóa học, Sinh học;
- Khối A00 bao gồm môn: Toán, Vật lý, Hóa học;
- Khối D07 bao gồm môn: Toán, Hóa, Anh;
- Khối D08 bao gồm môn: Toán, Anh, Sinh;
Phần lớn các trường Đại học sử dụng phương thức xét tuyển căn cứ vào điểm thi tốt nghiệp THPT từ một trong các khối thi ở trên. Bên cạnh đó có một số trường Cao đẳng, Đại học áp dụng tuyển sinh ngành Hộ sinh theo phương thức xét học bạ THPT để từ đó tạo ra cơ hội trúng tuyển và theo học ngành Hộ sinh.
Các trường đào tạo ngành Hộ sinh hiện nay?
Hiện nay, chưa có nhiều trường Đại học và Cao đẳng tại Việt Nam đào tạo ngành Hộ sinh với các chương trình học từ cơ bản đến nâng cao. Dưới đây là một số trường đào tạo ngành Hộ sinh uy tín sẽ giúp người học có một nền tảng vững chắc để phát triển, cụ thể như:
Các trường đào tạo ngành Hộ sinh hệ Đại học
- Đại học Y Dược – Đại học Huế;
- Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên;
- Đại học Y Dược TPHCM;
- Đại học Y Dược Cần Thơ;
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
Các trường đào tạo ngành Hộ sinh hệ Cao đẳng
- Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn – Một trong những cơ sở Cao đẳng Y Dược TPHCM đào tạo ngành Hộ sinh uy tín, chất lượng;
- Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên;
- Trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn;
- Trường Cao đẳng Công thương Việt Nam.
Dù là hệ Đại học hay học Cao đẳng Hộ sinh thí sinh nên lựa chọn phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng và khả năng của bản thân, đặc biệt cơ sở đào tạo có chương trình đào tạo chất lượng, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, chú ý đến cơ hội thực hành tại các bệnh viện, cơ sở y tế, vì đây là yếu tố quan trọng giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm thực tế.

Cơ hội nghề nghiệp và triển vọng ngành Hộ sinh
Cơ hội nghề nghiệp
Với vai trò quan trọng của ngành Hộ sinh trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, bởi vậy đây luôn là ngành có nhiều cơ hội việc làm. Cụ thể như:
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể thực hiện các công việc chăm sóc sản phụ mang thai, phụ nữ sinh con, trẻ sơ sinh tại những trung tâm y tế cộng đồng, phòng khám phụ sản, bệnh viện sản khoa;
- Ngoài các cơ sở Y tế trong nước, tốt nghiệp ngành Hộ sinh có cơ hội làm việc tại nhiều tổ chức quốc tế, phi chính phủ, cùng tham gia vào những dự án chăm sóc sức khỏe sinh sản cho cộng đồng, đặc biệt tại những khu vực có hoàn cảnh khó khăn, dân số đông;
- Sau thời gian tích lũy thêm kinh nghiệm, kỹ năng ngành nghề, trình độ chuyên môn cao có thể trở thành giảng viên tại những trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành Hộ sinh hoặc tham gia những chương trình về chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng;
- Tự mở phòng khám, cơ sở chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé, cùng với đó cung cấp những dịch vụ như tư vấn, chăm sóc sức khỏe mẹ bầu, phục hồi sau sinh.
Triển vọng ngành Hộ sinh
– Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe sinh sản tăng cao
Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe sinh sản đang tăng cao trên toàn cầu, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển, cụ thể như:
- Theo Báo cáo Tình trạng Hộ sinh Thế giới năm 2021, trên toàn cầu đang thiếu khoảng 900.000 nữ hộ sinh.
- Tỷ lệ điều dưỡng và hộ sinh tại Việt Nam hiện đạt 16,5 người trên 10.000 dân, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình trên thế giới.
Ngành Hộ sinh đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững 3 về sức khỏe và hạnh phúc. WHO ước tính rằng thế giới sẽ cần thêm 9 triệu y tá và nữ hộ sinh vào năm 2030. Đây là một yếu tố thúc đẩy nhu cầu về nhân lực trong ngành hộ sinh.
– Sự phát triển của các công nghệ y tế hiện đại
Ngành Hộ sinh đang được hỗ trợ bởi các công nghệ y tế tiên tiến, từ máy siêu âm đến các phương pháp can thiệp y tế hiện đại trong chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh. Điều này sẽ tạo ra nhu cầu về các Hộ sinh để có thể áp dụng các công nghệ mới vào công việc chăm sóc sức khỏe của ngành này.
– Chăm sóc sức khỏe tại nhà
Hiện nay mô hình chăm sóc sức khỏe sau sinh tại nhà ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là trong các khu vực đô thị, thành phố lớn. Theo đó các Hộ sinh có thể tham gia vào việc chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà, cung cấp dịch vụ chăm sóc sau sinh, giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và bé sau khi xuất viện.
Với những chia sẻ ở trên, hy vọng bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc: Hộ sinh là ngành gì? Từ đó thí sinh sẽ đưa ra được định hướng phù hợp với bản thân trong tương lai. Bạn đọc hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để cập nhật thêm nhiều thông tin hướng nghiệp hữu ích khác.