Thông tin các ngành nghề Trung cấp? Nên chọn Trung cấp nghề gì?

Thông tin các ngành nghề Trung cấp? Nên chọn Trung cấp nghề gì?

Gương mặt

Những năm gần đây, cách nhìn nhận về học nghề đang dần thay đổi. Số lượng nghề đào tạo hệ Trung cấp ngày càng “đa dạng hóa”. Dưới đây, bài viết xin chia sẻ thông tin các ngành nghề Trung cấp thí sinh có thể tham khảo.

1. Thông tin các ngành nghề Trung cấp

Theo chia sẻ của những chuyên viên tư vấn tuyển sinh, hệ đào tạo nghề đang dần nhận được nhiều sự quan tâm của thí sinh với số lượng hồ sơ đăng ký học ngày càng lớn. Đặc biệt, các ngành đào tạo hệ Trung cấp nghề ngày càng được mở rộng, đem đến nhiều cơ hội cho thí sinh chọn lựa học nghề.

Để giúp bạn tìm hiểu ngành nghề hiệu quả, chúng tôi xin chia sẻ các ngành nghề đào tạo Trung cấp nghề. Cụ thể là:

  • Bảo đảm an toàn hàng hải
  • Bảo hộ lao động
  • Bảo trì thiết bị cơ điện
  • Bảo vệ môi trường biển
  • Bảo vệ thực vật
  • Cắt gọt kim loại
  • Chạm khắc đá
  • Chăn nuôi gia súc gia cầm
  • Chế biến cà phê – ca cao
  • Chế biến dầu thực vật
  • Chế biến rau quả
  • Chế biến thực phẩm
  • Chế biến và bảo quản thủy sản
Thông tin các ngành nghề Trung cấp? Nên chọn Trung cấp nghề gì?
Sự đa dạng hóa ngành nghề hệ Trung cấp đem đến nhiều sự chọn lựa cho thí sinh theo học
  • Chế tạo thiết bị cơ khí
  • Công nghệ cán, kéo kim loại
  • Công nghệ dệt
  • Công nghệ mạ
  • Công nghệ ô tô
  • Công nghệ sản xuất ván nhân tạo
  • Công nghệ sợi
  • Điện công nghiệp
  • Điện tử dân dụng
  • Điều khiển phương tiện thủy nội địa
  • Điều khiển tàu biển
  • Đo lường điện
  • Đồ gốm mỹ thuật
  • Đúc, dát đồng mỹ nghệ
  • Gia công và lắp dựng kết cấu thép
  • Hệ thống điện
  • Khai thác, đánh bắt hải sản
  • Khai thác máy tàu thủy
  • Khoan khai thác dầu khí
  • Khoan khai thác mỏ
  • Khoan thăm dò địa chất
  • Kiểm tra và phân tích hóa chất
  • Kỹ thuật chế biến món ăn
  • Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò
  • Kỹ thuật dẫn đường hàng không
  • Kỹ thuật điêu khắc gỗ
  • Kỹ thuật lắp đặt ống công nghệ
  • Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí
  • Kỹ thuật máy nông nghiệp
  • Kỹ thuật thiết bị sản xuất dược
  • Kỹ thuật sơn mài và khảm trai
  • Kỹ thuật thiết bị điện tử y tế
  • Kỹ thuật thiết bị xét nghiệm y tế
  • Kỹ thuật tua bin
  • Kỹ thuật xây dựng mỏ
  • Lái tàu đường sắt
  • Làm vườn – cây cảnh
  • Lâm sinh
  • Lập trình máy tính
  • Lắp đặt, vận hành và sửa chữa bơm, quạt, máy nén khí
  • Lắp ráp hệ thống động lực tàu thủy
  • Lắp ráp và thử nghiệm lò hơi, tua bin
  • May và thiết kế thời trang
  • Nguội lắp ráp cơ khí
  • Nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ
  • Nuôi trồng thủy sản nước ngọt
  • Phân tích các sản phẩm lọc dầu
  • Quản lý kinh doanh điện
  • Quản lý, vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp
  • Quản trị cơ sở dữ liệu
  • Quản trị dịch vụ giải trí, thể thao
  • Quản trị kinh doanh vận tải biển
  • Quản trị kinh doanh vận tải đường sắt
  • Quản trị kinh doanh vận tải đường thủy nội địa
  • Sản xuất bánh kẹo
  • Sản xuất các chất vô cơ
  • Sản xuất các sản phẩm lọc dầu
  • Sản xuất dụng cụ chỉnh hình
  • Sản xuất nước giải khát
  • Sản xuất pin, ắc quy
  • Sản xuất rượu bia
  • Sinh vật cảnh
  • Sửa chữa điện máy mỏ
  • Sửa chữa máy tàu thủy
  • Sửa chữa máy tính
  • Sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò
  • Trồng cây công nghiệp
  • Vận hành điện trong nhà máy điện
  • Vận hành nhà máy nhiệt điện
  • Vận hành thiết bị chế biến dầu khí
  • Vận hành thiết bị hóa dầu
  • Vận hành thiết bị sàng tuyển than

2. Nên chọn Trung cấp nghề gì? Ngành nghề nào dễ xin việc?

Qua danh sách chúng tôi tổng hợp trên, có thể thấy số lượng ngành đào tạo hệ Trung cấp nghề khá đa dạng. Điều này đem đến nhiều sự chọn lựa cho thí sinh, song cũng gây khó khăn trong việc chọn lựa ngành nghề phù hợp.

Dưới đây là một số ngành Trung cấp nghề có cơ hội việc làm lớn bạn có thể tham khảo:

Thông tin các ngành nghề Trung cấp? Nên chọn Trung cấp nghề gì?
Một số ngành nghề đang được đánh giá cao như nấu ăn, kỹ thuật điện, sửa chữa ô tô, xe máy…
  • Nghề nấu ăn

Đây là ngành nghề đang có nhu cầu nhân lực lớn hiện nay. Tỉ lệ theo sự phát triển của xã hội, nhu cầu ăn uống, liên hoan gia tăng kéo theo nhà hàng, dịch vụ ăn uống mọc lên liên tục.

Là nghề yêu cầu nhiều đến đam mê và năng khiếu, cũng được cho là nghề khá vất vả. Tuy nhiên đây lại là nghề ổn định và có thu nhập cao, nhiều cơ hội thăng tiến.

  • Nghề điện , điện tử , điện máy

Tuy là ngành nghề không mới nhưng chưa bao giờ được các bạn trẻ quan tâm đúng mức . Trong khi nhu cầu tuyển dụng nhân viên quản lý hệ thống điện – điện tử , gia công lắp đặt điện máy trong các doanh nghiệp sản xuất là rất lớn. Sinh viên tốt nghiệp cũng có thể làm việc tại các doanh nghiệp, các xí nghiệp, nhà máy nhỏ và cũng có thể tự mở doanh nghiệp sửa chữa điện, thiết bị gia dụng, máy móc đồ dùng cho người dân.

  • Nghề sửa chữa ô tô

Là nghề yêu cầu kỹ thuật rất cao, có thể nói là còn cao hơn đa số các ngành thuộc đại học. Cần cân nhắc kĩ trước khi học nghề này. Không phải chì cần đam mê mà còn cần phải thông minh, chịu khó và quyết tâm cao.

100% sinh viên nghề này được đặt hàng từ khi nhập học. Tốt nghiệp xong các em chỉ cần chọn xem nơi nào lương cao thì vào làm.

  • Nghề cắt tóc

Cắt tóc phù hợp với các bạn nam nhiều hơn là nữ, là nghề cần những tố chất như đam mê, sáng tạo, yêu cái đẹp, bản thân không ngại khó.

Là khóa học sơ cấp nên thời gian học tập trung khoảng 3 tháng, sau khóa học các bạn có thể hành nghề được ngay.

>>> Xem ngay Trung cấp Luật để tìm hiểu thông tin tuyển sinh ngành Luật.

Trên đây là danh sách các ngành nghề Trung cấp và một số ngành nghề có nhu cầu nhân lực lớn hiện nay. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.

Rate this post